NHỮNG NGƯỜI LÍNH THẦM LẶNG TRÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

1- Những người lính công binh Hải quân.

Nói đến Trường sa, ta hay nhớ hoặc nghĩ ngay đến những chiến sĩ thuộc lực lượng đóng giữ, phòng thủ, hay gọi nôm na là những người lính chiến đấu. Mấy ai biết rằng có rất nhiều những chiến sĩ thầm lặng đang ngày đêm góp phần vào việc gìn giữ chủ quyền vùng biển, đảo cho đất mẹ.

Những người lính công binh Hải quân là một trong những lục lượng như thế.

Mời các bạn xem một số hình ảnh về những chiến sĩ công binh Hải quân.

IMG_4248.JPG ĐL

Đá hộc, Xi măng được chuyển bằng những chiếc xuồng tôn từ tàu neo ngoài xa vào mép đảo

***

IMG_4249.JPG ĐL

Lính tráng chuyển bằng cách vác trên vai..

IMG_4243.JPG ĐL

…hay dùng xe cút kít kéo lên.

IMG_4241.JPG ĐL

Đây chỉ là một trong những đống vật liệu xây dựng đảo được lính “tha” lên và chất thành đống.

IMG_4250.JPG ĐL

Đảo chìm Đá lớn A đã ” nổi” vượt trên mặt nước. Lãnh thổ của ta đã được mở rộng trên điểm đảo chìm này. Mọi người hãy tự hình dung và đánh giá sự thiêng liêng của những mét vuông nhỏ bé nơi đây.

IMG_4251.JPG DL

Con đường, con đập bằng bê tông nối các điểm đảo – lãnh thổ mới hình thành với nhau. Tạm hiểu thế đã, chứ hiệu quả của nó còn lớn hơn nhiều.

IMG_4387

Thành quả công việc của Công binh Hải quân trên đảo Sơn ca.

IMG_4390 IMG_4388

Đây nữa, đảo sẽ được mở rộng…

IMG_2886 IMG_2891 IMG_2892 IMG_2885

Cả một vùng mênh mông được mở rộng thêm tại đảo Phan Vinh. Hòn đảo này được mang tên người thuyền trưởng anh hùng của đoàn tàu không số. Anh đã điểm hỏa cho con tàu nổ tung, không để lọt vào tay đối phương trong một trận chiến không cân sức. Được mở rộng, sức mạnh phòng thủ của hòn đảo và cả quần đảo nói chung được tăng lên nhiều lần.

IMG_2831 IMG_2832 IMG_2833

Động thổ xây dựng nhà đa năng tại đảo chìm Tốc tan. Những cây cọc lô nhô kia là vị trí nhà cao chân trước kia, nơi đây các chiến sĩ công binh Hải quân sẽ xây dựng, sẽ ” làm nổi” lên phần lãnh thổ chìm của Việt nam trong ít ngày nữa…

IMG_3023

…như ở điểm đảo Đá tây A này…

IMG_2963

…Đá tây B

IMG_2973

***

IMG_4954 IMG_5054

Cầu cảng vững chắc do công binh Hải quân xây dựng trên đảo Trường sa lớn.

IMG_5042 IMG_5043

Đường băng cho máy bay trên đảo Trường sa lớn.

IMG_5049

Các đảo nổi đều được kè vững chắc thế này.

Mình không phải phóng viên nên hình ảnh chụp không được đầy đủ, nhưng chỉ qua những tấm hình trên có thể thấy công sức của các chiến sĩ công binh Hải quân bỏ ra trên khắp quần đảo là lớn đến thế nào. Hoàn thành công việc tại điểm đảo này, họ lại phải tiếp tục di chuyển sang điểm khác và bắt đầu công việc từ đầu.

Hiện nay trên quần đảo, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, luyện tập của lính chiến đấu đã được cải thiện khá nhiều. Nhưng đối với lính công binh Hải quân, do tính chất công việc, điều kiện sống và làm việc của anh em có phần khó khăn hơn. Tuy nhiên, tại tất cả các điểm đảo mình gặp anh em, tất cả đều toát lên sự tổ chức sinh hoạt, nếp sống kỷ luật nghiêm tức của quân đội. Tinh thần của anh em cũng rất lạc quan, rất ổn./

IMG_4238.JPG - Đá lớn

Ở Đá lớn, họ sống trong những ngôi nhà cao chân bằng gỗ. Chân nhà là các thanh gỗ chọc thẳng xuống đáy san hô, quây bằng tôn, tựa sát vào con đập do chính họ xây dựng ( khi chưa có đập thì dĩ nhiên nhà đứng một mình ).

IMG_4387

Lán của công binh trên đảo Sơn ca…

IMG_2894

Các chú lính công binh trẻ măng này mới ra đảo Phan Vinh được ít ngày, lán ở còn vô cùng tạm bợ và nước da chưa kịp sạm màu nắng gió…

IMG_4240.JPG- Đá lớn

Vẫn duy trì nghiêm nếp sống và sinh hoạt kỷ luật của quân đội.

IMG_4269.JPG Dl

Phân loại rõ ràng nhá…

IMG_4379

Tận dụng đất trồng rau cải thiện…

IMG_4257

Nuôi được cả đàn ngan hẳn hoi nhá. Bọn ngan này bơi ràm rạp trên biển, nhưng vẫn phải chén cơm … He he he vì đếch thể mò thức ăn trong nước biển

IMG_4253.JPG DL

Phút giải lao bắn phát thuốc lào. Có thể chúi sau tấm gỗ thấp để che bớt gió chứ khẳng thể nào trốn cái nắng rang người.

IMG_2746 IMG_4420

Vất vả thế, nhưng có tý chị em, các anh chàng vẫn ga lăng ra phết. Hai cô gái rất trẻ của MB rất tự nhiên đứng hát tặng anh em mấy bài.

Còn rất nhiều những hình ảnh về công binh trên khắp quần đảo Trường sa. Rất tiếc mình không theo chụp được hình ảnh hai cô bé của đoàn Quảng trị đứng hát giữa cái nắng nung người, giữa vật liệu san hô, đá sỏi ngổn ngang để phục vụ anh em công binh. Cảm động lắm…

Rất mong muốn những tấm hình chụp vụng này làm bà con hiểu thêm phần nào về cuộc sống của những con người thầm lặng đang góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia trên quần đảo Trường sa.

73 Responses to NHỮNG NGƯỜI LÍNH THẦM LẶNG TRÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

  1. Hà Linh nói:

    Anh Phan Vinh là một người anh hùng anh Cướp nhỉ? Sao ít thấy nói về anh quá đi.
    Xem hình ảnh và nghe anh kể thì thấy rõ ràng chính quyền cũng đang làm những việc cần làm đó chứ. Và thấy yên tâm hẳn.
    Tất nhiên không chủ quan nhưng mà rõ ràng cũng không đến nỗi như người ta vẫn nói.
    Công binh vất vả thật. Công việc thầm lặng nhưng ý nghĩa lớn lao.

  2. Qua ảnh,Cướp Biển có vẻ phong trần hơn mấy chú lính kia.Oách!

  3. chau AT nói:

    Cháu đã khóc! Có gì đó rất thiêng liêng vĩ đại dù còn rất nhỏ bé.
    Kính trọng và biết ơn những thông tin chính xác, kịp thời của chú!

    • hth nói:

      Cám ơn AT. Nói thực, chú rất ngứa mắt mấy lũ người vin cớ biểu tình ủng hộ Trường sa để làm những điều hoắng huýt. Bố khỉ, vì chú cũng đã vài lần ra khu vườn hoa trước cửa DSQ TQ và Bờ hồ chứng kiến thử rồi! Ra tận nơi tình cảm của mình nó khác lắm!

      • Hà Linh nói:

        em nói thật chứ em ghét mấy thằng cha cứ tưởng hô to và đi ra đường là vĩ đại lắm…

        • hth nói:

          Nói thực, dần dần anh mới thấy một nhúm bọn người người ngợm ngợm ấy nó làm khổ bao người khác và tốn kém tiền của lắm. Trừ một vài kẻ anh cho là có ý đồ ( nhưng cũng vớ vẩn ), còn lại thì ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm.

          • Hà Linh nói:

            Em thì khoản đó hơi tinh, từ cách làm, từ cách tung hô em thấy không văn minh theo đúng nghĩa của từ này. Người hành động vì thực chất người ta không như thế. Chung quy là phù phiếm và cũng giả dối luôn anh ạ. ” Đục nước béo cò” –cũng là một hình thức đầu cơ hư danh…em nghĩ thế

          • Câu này nghe quen quen – hình như con TL nhà chị hay nói – ngu lại còn làm ra vẻ nguy hiểm ý – 😆

          • hth nói:

            @Hà Linh: Thôi, kệ bu chúng nó. Bữa nào chuyển đi London nhớ làm bữa ngon ngon mời bà con chén, nhá! 😀

          • hth nói:

            @Giếng Hàng, TL nó nói ai thế? Nhưng chắc chắn không phải mẹ nó, nhể! 🙂

          • Tất nhiên rồi! con TL hay nói chuyện với con TM về 1 ai đó đại để làm đã kém cỏi nhưng lại cứ tỏ ra là tài giỏi ý.

          • Nhưng thường thì tôi sẽ khuyên con không nên bàn luận. Ở đời có 3 việc: việc của bản thân; việc của người khác; việc của Chúa. Phần lớn con người ta buồn phiền chỉ tại : quên mất việc bản thân; thích xen vào việc của người khác; lo lắng việc của Chúa.
            —–
            Tôi chả biết gì xa xôi ngoại trừ làm tròn bổn phận của mình. Với tôi thế là đủ! 😆

          • hth nói:

            Ka ka ka… chứ nó chê mẹ ” Ngu” thì hơi hỗn, mặc dù… đúng, nhể, hê hê hê…
            Bàn luận về người khác một cách vô bổ thì không nên thật, nhưng để giúp người khác tránh một con bệnh hủi lậu thì nên quá đi chứ!!!
            Làm đúng bổn phận với bản thân cũng đéo ( á quên, sâu so di… 😀 ), cũng không dễ dàng đâu, nhá! 😆

  4. chau AT nói:

    Đọc lời bình của chú cháu không khỏi phì cười! Chất lính hồn nhiên yêu đời còn tràn đầy nơi chú!
    Trân trọng và biết ơn chú lắm ạ!

  5. GH vẫn tin như vậy đó! Nhưng vì cướp đã ra đó về kể lại thì GH không còn nghi ngờ gì nữa. Cái gì của mình thì sẽ là của mình. Không phải của mình thì giữ mấy cũng mất.
    ——-
    Lời bình hay lại còn buồn cười nữa.
    Cướp đáng yêu ghê!

  6. Chaubacbaphi nói:

    Để có được một mét đất, công sức của các anh lính công binh quá nhiều. Vậy mà trong đất liền, người ta đang phung phí đất. Phá hoại và cả bán rẻ đất. Thương các anh quá và cả mang ơn các anh nữa.

  7. Thay mặt anh chị em BLKTW xin chân thành cảm ơn phóng viên mặt trận HTH nhé. Chúng nó bảo báo chí giờ toàn làm bằng lá cải chỉ để ăn mì tôm thôi… 😆
    —–
    Chúng nó bận lắm nhưng ai cũng vào nhà chị rồi sang nhà em ngó đấy. Ai cũng cười và nói “Người Việt mình từ cổ chí kim tới giờ đã bao giờ chịu khuất phục bọn Tầu đâu. Có thế chứ. Chú bạn cô nhìn đã biết là lính hải quân rồi…” 😆

    • hth nói:

      Đèo mẹ! Nhà báo nhà chí mà những cái mốc lù lù ra cũng không biết. Tất nhiên cũng đáng trách cái định hướng thông tin, nhưng nếu có tâm với nghè thì phải chủ động mà tìm hiểu. Thông tin giờ thiếu gì. Lại thêm mấy thằng ku đầu người óc lợn bị mấy thằng mất dạy chích kim vào đít, thế là hoắng lên, loạn cào cào. Bố sư khỉ!

  8. Chaubacbaphi nói:

    De dc ra Truong sa mot chuyen thi minh phai la linh hai quan (hoac cuu linh hai quan nhu anh),linh cong binh, hay ca si ha anh? Neu nhu minh khong phai la 1 trong nhung thanh phan uu tu do thi lam sao di duoc mot chuyen ra Truong Sa ha anh Cuop bien?

    • hth nói:

      Cái này thì:
      1- Em liên lạc với BTL Hải quân – phía Nam đóng tại Sài gòn, số 1 Tôn Đức Thắng.
      2- TP Sài gòn ít nhất có 1 chuyến đi / năm
      3- Địa phương khác có thể đi ghép đoàn với các đoàn lớn, hoặc cũng có thể tổ chức đoàn riêng.
      4- Các doanh nghiệp có tài trợ cho các chương trình về chủ quyền biển đảo.
      5- Các đoàn của các tổ chức Việt kiều….
      …….
      Tất cả các đoàn đều do Hải quân duyệt danh sách và sau đó trình BQP phê chuẩn. Vì vậy em liên hệ với Hải quân thì biết rõ nhất.
      Ngoài ra nếu muốn thì có thể đi … cướp như anh, he he he… 😀

  9. Nhất HTH! Tôi cũng mong có dịp đi ra đó lắm.

  10. Hà Bắc nói:

    Kiến tha lâu cũng đầy tổ ! Cảm ơn những người lính biển, họ đã hy sinh cả tuổi xuân cho đất nước. Mong sao biển đảo sẽ yên bình, Nhà nước sẽ có những chính sách ưu tiên để giúp những người lính đang ngày đêm canh giữ, xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ yên tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ thiêng liêng giữa bốn bề mây nước!

    • hth nói:

      Ô chào chính ụy. Chính ụy ra Trường sa thăm anh em à? Quá hóa quạ! 😀
      Hiện chính sách cho những chiến sĩ đóng giữ đảo và các chiến sĩ khác khá tốt. Tới đây chắc được đảm bảo hơn nữa. Nhưng các công nhân gác đèn biển thuộc bên Bảo đảm hàng hải quản lý thì còn nhiều thiết thòi. Mong rằng sắp tới đới sống của anh em được cải thiện tốt hơn nữa.
      Cũng nên nói cho thật sòng phẳng: HIện nay lính nghĩa vụ thì hết nghĩa vụ là được về. Sĩ quan cũng có thời hạn, thường là 1 năm. Nhiều người muốn quay trở lại phục vụ ở TS.

  11. Có thế chứ!
    Có lẽ lão hâm cũng tự hào là MộT TRONG NHỮNG NGƯỜI ĐẦU TIÊN xây dựng đảo chìm ( không biết đảo nào vì không ra ngoài áy ) vào năm 1996 !

    • hth nói:

      Hề hề, xây dựng từ xa hả anh Trà? 😀

      • Nói lại cho rõ nè, năm 1996 người ta xây đảo chìm theo kiểu đúc những khối (bloc) kích thước 4x10x30)m trong đất liền, bên trong ngăn thành nhiều ngăn liên thông hoặc không liên thông nhau ( nghe nói làm hầm chứa đủ thứ dàu mỡ, lương thực, súng đạn,..v.v… ) – những bloc này sau khi thi thi công xong trong ụ tàu thì xả nước vào và chúng nổi mớn nước cách bề mặt chỉ 20cm.
        Sau khi hoàn thành thì kéo ra sông và đưa lên xà lan ( bơm nước cho chìm xà lan rồi đưa chúng vào vị trí , sau đó bơm nước ra và xà lan nổi lên.
        Hồi ấy có ( hình như cả nước ta ) 2 chiếc cẩu nổi, một 300 tấn và cẩu BIỂN ĐÔNG 600 tấn.
        Cả bọn cứ thế kéo nhau ra bãi ngầm, nổ mìn cho bằng phẳng san hô rồi kee1o những bloc kia lại ghép vào nhau thành mặt bằng với hầm ngầm boong ke bên trong !
        Anh trực tiếp thi công những bloc ấy trong bờ và sau khi chúng lên xà lan an toàn là …đứng vẫy tay – không theo ra biển ( hình như các công đoạn sau là của bên công binh hải quân thì phải ?)
        Rõ chưa ? Không lại bảo ông anh thi công từ xa ! Hì,

        • hth nói:

          Cái công nghệ này em chưa nghe bao giờ.
          Hồi 1983 ra Cam ranh thực tập, em thấy họ đóng xà lan sắt, dựng nhà tôn trên đó rồi cho bộ đội xuống ở làm quen ít thời gian ( hình như vài tháng ) rồi kéo ra neo ở những rạn san hô. Ở kiểu này chắc nóng kinh người và tù túng, cẳng thẳng lắm. Sau thì có khái niệm nhà cao chân ( cao cẳng ). Ở tấm hình chụp ở đảo Tốc tan vẫn còn thấy một loạt chân lô nhô. Có lẽ công nghệ như anh Trà nói thuộc thế hệ thứ 3 chăng?

          • Hiện nay người ta làm trực tiếp như em đã thấy, còn vào năm 1996 thì bọn anh làm như trên và nhẽ tốn kém hơn chuyển vật liệu rời .
            Vạt liệu rời thì không khó nhưng khó hát vẫn là nước ngọt và như vạy thì có thể phải tích và dùng nước mưa !

          • hth nói:

            Vận chuyển vật liệu từ tàu vào đảo thực sự cũng kỳ công phết đấy anh Trà, nhất là vào mùa gió to. Chắc chắn sự hy sinh ( kể cả nghĩa đen ) cũng nhiều đấy. Nhìn khối lượng các công việc đã được thực hiện, mới thấy công sức của quân / dân mình bỏ ra lớn chừng nào.

        • cua đồng nói:

          Hoan hô bác Trà.
          Hóa ra công nghệ làm hầm Thủ thiêm quê ta đã có từ năm 1996 mà sau này không thừa thắng xốc tới.

  12. cua đồng nói:

    Đọc bài này càng cay mũi. Một đống BĐS đóng băng trên bờ, một đàn VNS chìm dưới nước, còn việc xây dựng TS thì vẫn gần như theo kiểu kiến tha lâu thế này. Điên đ. chịu được.

  13. socda nói:

    Dễ nể quá cỡ!
    Phải chi chuyến ấy SÓC được đi cùng anh Hth.. Ở ngay Nhatrang mà vô tích sự quá thể!

  14. socda nói:

    SÓC chăm sóc đến bọn ngan và vườn rau. Sau đó mới quan tâm đến áo lót, áo dài.. còn lại nhường tất các việc đại sự xây dựng trên nước cho các cậu trai chưa sẫm da..

  15. hth nói:

    Hóa ra bản năng của phụ nữ là tham ăn… Hề hề, phỏng Sóc?

Gửi phản hồi cho hth Hủy trả lời